Cảnh giác với dịch sốt xuất huyết bùng phát thời điểm giao mùa

Thứ ba - 16/07/2024 09:41 50 0
    Những ngày qua, xuất hiện những cơn mưa kéo dài kèm không khí lạnh tăng cường, nóng ẩm, tạo được kiện thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.
    Sốt xuất huyết được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính phức tạp khả năng lây nhiễm nhanh trong cộng đồng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
    Hiện nay, sốt xuất huyết dengue đang vào mùa, triệu của bệnh dễ nhầm với một số sốt virus sốt thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra, bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
    Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết: sốt cao đột ngột 39 đến 400C kéo dài 2 đến 7 ngày, đau đầu dữ dội ở vùng trán, đau hốc mắt, đau người, các khớp, bồn nôn, phát ban, xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, ra kinh nguyệt thường, xuất huyết tiêu hóa.
    Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đi khám tại cơ sở ý tế để chẩn đoán và điều trị theo đơn bác sĩ, khám lại theo hẹn, theo dõi và chăm sóc tại cộng đồng, hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 38,50C trở lên bằng paracetamol, lau người bằng nước ấm khi sốt cao, uống nhiều nước bằng dung dịch Oresol, nước trái cây, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như: cháo, súp, sữa, thực phẩm giàu vitamin C, nằm màn cả ngày và đêm, nghỉ ngơi tại giường, theo dõi hàng ngày các triệu chứng cho đến khi hết sốt 2 ngày.
    Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nguy hiểm sau: mệt mỏi bất thường, nhiệt độ hạ nhanh dưới 360C, da xanh lạnh và ẩm, cháy máu mũi hoặc chảy máu lợi, có nhiều nốt xuất huyết trên da, nôn liên tục hoặc nôn ra máu, đi ngoài phân đen, ngủ li bì, hoặc quấy khóc (trẻ em), đau bụng, khát nhiều, khó thở.
    Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
     - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
     - Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
     - Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như: chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/ vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá.
     - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng mỗi đốt ngay cả ban ngày.
     - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.
     - Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
    Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm với biến chứng cao, cần tích cực tham gia và thực hiện các hướng dẫn theo khuyến cáo của Bộ y tế để tránh lây lan rộng, nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân trong gia đình./.
Ngọc Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay112
  • Tháng hiện tại255
  • Tổng lượt truy cập27,757
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
<